Tại Sao Niềng Răng Không Đau Không? Mẹo Giúp Giảm Đau Khi Niềng Răng?

-
Ngày nay, niềng răng là một giải pháp rất phổ biến giúp bạn có một hàm răng đều, đẹp như mong muốn…Vậy niềng răng có đau không? Giai đoạn nào niềng răng là đau nhất? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu cụ thể hơn.

Bạn đang xem: Tại sao niềng răng không đau


Niềng răng là gì?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha để nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm, giúp răng đúng khớp cắn, đều và đẹp. Điều này không chỉ cải thiện khả năng ăn nhai, hạn chế các bệnh lý về răng miệng mà còn giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.

Khi niềng răng có đau không?

Khi mới niềng răng thì không thể tránh khỏi cảm giác đau. Khi dây cung siết các răng lại với nhau sẽ tạo ra lực ma sát dẫn đến cảm giác căng tức, ê buốt. Tuy nhiên cảm giác này chỉ gặp phải trong vài ngày đầu tiên khi mới niềng răng. Sau khi đã quen dần với việc siết răng và sự xuất hiện của mắc cài bạn sẽ cảm thấy bình thường. Mức độ đau ở mỗi người là khác nhau tùy thuộc khả năng chịu đau. Hiện nay các phương pháp niềng răng ngày càng được cải tiến an toàn hơn, hạn chế tối đa sự đau nhức nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả niềng răng. Vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi quyết định niềng răng.

Hiện nay có những phương pháp niềng răng nào?

Tùy theo tình trạng răng, mong muốn và điều kiện kinh tế bạn sẽ được nha sĩ tư vấn phương pháp niềng tối ưu nhất. Một số phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay như:

Niềng răng mắc cài kim loại: là phương pháp đầu tiên và phổ biến nhất trong các phương pháp niềng răng. Ưu điểm của phương pháp này là giá thành thấp, cải thiện được hầu hết các tình trạng răng, thực hiện đơn giản, răng dịch chuyển nhanh vào đúng vị trí, thời gian niềng ngắn . Tuy nhiên vì khung niềng được làm bằng kim loại nên tính thẩm mỹ không cao, gây cảm giác cộm ,khó chịu, gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng và không áp dụng cho những bệnh nhân bị kích ứng với kim loại.Niềng răng mắc cài sứ: là phương pháp sử dụng mắc cài làm từ chất liệu sứ có màu sắc tự nhiên và cùng màu với răng thật. Vật liệu để niềng răng sử dụng công nghệ cao, lành tính, an toàn với sức khỏe người dùng. Niềng răng mắc cài sứ có tính thẩm mỹ tương đối cao, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp. Tuy nhiên chi phí khi niềng răng bằng phương pháp này sẽ cao hơn , vật liệu sứ dễ vỡ nên cần lưu ý trong việc ăn uống hàng ngày.Niềng răng mắc cài mặt trong: đối với phương pháp này mắc cài sẽ được lắp vào mặt trong của răng, người khác sẽ khó nhận ra khi giao tiếp. Do đó vừa giúp nắn chỉnh răng hiệu quả, vừa đem lại tính thẩm mỹ cao. Một nhược điểm nhỏ khi thực hiện phương pháp này là kỹ thuật thực hiện phức tạp đòi hỏi nha sĩ phải có tay nghề cao, chi phí cao, việc vệ sinh răng miệng cũng khó khăn hơn, cần lưu ý vệ sinh kỹ lưỡng để hạn chế các bệnh về răng miệng trong quá trình niềng.Niềng răng trong suốt Invisalign: hiện nay đây là phương pháp niềng răng hiện đại nhất. Khác hoàn toàn với 3 phương pháp trên, khi niềng răng Invisalign các khay niềng trong suốt sẽ thay thế các khí cụ niềng răng truyền thống. Khay niềng có màu sắc trong suốt sẽ giúp tự tin hơn trong giao tiếp , người sử dụng có thể dễ dàng tháo lắp. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả tốt nhất người sử dụng cần tự giác đeo hàm thường xuyên. Trung bình mỗi khay niềng Invisalign đeo trong 2 tuần sẽ đem lại hiệu quả dịch chuyển răng là 0,25mm. Để có một hàm răng đều đẹp như mong muốn, người dùng sẽ cần đeo khoảng 20 đến 40 khay niềng tuỳ theo từng tình trạng.

Các giai đoạn niềng răng đau nhất

Tuỳ từng độ tuổi, tình trạng của răng mà thời gian niềng răng của mỗi người là khác nhau.Tuy nhiên, trong thời gian này ai cũng sẽ trải qua các giai đoạn cảm giác có sự căng tức, ê buốt. Cụ thể là:

Giai đoạn điều trị tổng quát: điều kiện để đảm bảo niềng răng hiệu quả là cần phải có một hàm răng chắc khoẻ, không gặp các vấn đề về răng miệng (sâu răng, viêm lợi…). Nếu bạn đang có các vấn đề về răng miệng nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám, điều trị dứt điểm các răng bị sâu, điều trị viêm lợi. Khi thực hiện các thủ thuật này bạn sẽ cảm giác hơi ê buốt.Giai đoạn đặt chun tách kẽ: đây là bước chuẩn bị để gắn mắc cài giúp tạo khoảng trống giữa răng để dễ dàng di chuyển khi niềng. Sau khi tách sẽ bạn sẽ có cảm giác ê buốt, cộm, khó chịu như bị thức ăn giắt vào răng.Giai đoạn gắn mắc cài và dây cung: khi thực hiện gắn mắc cài trên răng thường không gây đau. Sau khi mới gắn mắc cài sẽ thấy vướng víu, khó chịu khi ăn uống, giao tiếp do mắc cài cọ sát vào niêm mạc môi, má. Cảm giác này sẽ chỉ kéo dài 1-2 tuần, sẽ hết dần khi cơ thể đã thích nghi.Giai đoạn nhổ răng (nếu có): bạn sẽ có cảm giác đau sau khi đã hết thuốc tê. Có thể nói đây là giai đoạn có cảm giác đau nhiều nhất trong các giai đoạn niềng răng. Tuy nhiên bác sĩ thường sẽ kê thuốc giảm đau nên bạn hoàn toàn yên tâm sau khi nhổ.Giai đoạn di chuyển răng: trong quá trình niềng răng bạn cần đến nha sĩ định kỳ 4-6 tuần/lần để thăm khám răng, thay dây cung, tăng lực di chuyển răng. Sâu mỗi lần kiểm tra bạn có thể cảm thấy hơi căng tức, ê buốt.

Cách để giảm đau hiệu quả khi thực hiện niềng răng

Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để giảm cảm giác đau khi niềng răng:

Lựa chọn mắc cài phù hợp: giúp hạn chế lực co kéo giữa các rãnh mắc cài, giảm bớt cảm giác ê buốt.Chườm đá lạnh lên khu vực bị ê buốt, khó chịu: phương pháp này dễ dàng thực hiện mà rất hiệu quả. Bạn chỉ cần cho đá vào túi vải sạch sau đó chườm lên vị trí đang ê buốt, cảm giác mát lạnh từ đá sẽ cải thiện tình trạng ê buốt rất nhanh.Súc miệng bằng nước muối: pha loãng một ít muối với nước ấm để súc miệng nhẹ nhàng sẽ giúp diệt khuẩn, nhanh lành các tổn thương do mắc cài gây ra khi va chạm với môi, má.Dùng sáp nha khoa: bôi sáp nha khoa lên mắc cài, các vị trí có thể tổn thương mô mềm ở khoang miệng để giảm bớt khó chịu.Ăn thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt: giảm sức nhai cho răng, cải thiện tình trạng đau.Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: giúp loại bỏ các mảng bám, thức ăn thừa giắt vào mắc cài giảm thiểu cảm giác đau và hạn chế bệnh về răng miệng
Hạn chế vận động mạnh.

Những thắc mắc thường gặp về vấn đề niềng răng có đau không

Độ tuổi nào thích hợp nhất để niềng răng?

Niềng răng không giới hạn độ tuổi, miễn bạn một sức khỏe tốt và đảm bảo không mắc các vấn đề răng miệng.Tuy nhiên độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi là thời điểm thích hợp nhất để niềng răng. Bởi vì trong độ tuổi này răng trên hàm đã mọc đầy đủ (răng vĩnh viễn), xương hàm đã phát triển toàn diện. Khi niềng trong độ tuổi này thường ít gây đau hơn so với người lớn, thời gian sẽ được rút ngắn và đem lại hiệu quả lâu dài hơn.

Thời gian niềng răng mất bao lâu? 

Tuỳ theo độ tuổi, tình trạng của răng, mức độ di lệch cần để đưa răng về vị trí mong muốn mà thời gian niềng răng ở mỗi người là khác nhau. Thông thường thời gian ngày sẽ kéo dài từ 12 tháng đến 3 năm. Có những trường hợp phức tạp thì thời gian niềng sẽ kéo dài hơn. Niềng răng tháo lắp sẽ mất ít thời gian hơn niềng răng mắc cài. Trong quá trình niềng bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn chả nha sĩ để đạt được hiệu quả nhanh nhất.

Có cần đeo hàm duy trì sau khi niềng răng không? 

Dù thực hiện niềng răng bằng bất cứ phương pháp nào thì sau khi kết thúc liệu trình niềng răng bạn đều cần đeo hàm duy trì ổn định và duy trì kết quả sau khi nắn chỉnh. Đối với tình trạng xương hàm và răng chắc khỏe, ổn định thì chỉ cần đeo hàm duy trì từ 1 đến 3 tháng. Bạn có thể đeo qua đêm hoặc đảm bảo 8 tiếng một ngày để có thể thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày. Điều này giúp giảm đáng kể khả năng răng bị xô lệch trở lại.

Xem thêm: Nên Niềng Răng Loại Mắc Cài Nào, Răng Của Bạn Nên Niềng Loại Nào

Trẻ em khi thực hiện niềng răng có đau không?

Dù ở độ tuổi nào và lựa chọn phương pháp niềng răng nào đi chăng nữa thì sẽ không tránh khỏi cảm giác đau và vướng víu, khó chịu. Tuy nhiên ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi quyết định niềng răng cho con bởi vì cảm giác đau sẽ chỉ thoáng qua. Ở trẻ em xương hàm còn mềm, nha sỹ sẽ dễ dàng di chuyển răng về đúng vị trí, thời gian đeo niềng sẽ ít hơn ở người lớn và tỷ lệ thành công cao hơn.

Trên đây là những thông tin hữu ích về vấn đề niềng răng và trả lời cho câu hỏi “Niềng răng có đau không?”. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thể yên tâm khi quyết định niềng răng, giúp bản thân có một hàm răng chắc khoẻ và tự tin hơn trong giao tiếp.

*

Tôi vừa mới niềng răng xong và không cảm thấy đau nhức gì cả. Tôi nghe mọi người nói thời gian đầu sẽ bị đau đến mức không ăn được. Vậy nếu không đau thì có bình thường không? Có phải là niềng không có hiệu quả không?
*

Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến mức độ đau nhức, khó chịu khi niềng răng. Nguyên nhân mà nhiều người cảm thấy đau nhức khi đeo niềng là bởi áp lực mà dây cung tác động lên răng. Trước đây, dây cung thường được làm từ thép không gỉ nên khá cứng và cần điều chỉnh (siết) mỗi tháng một lần để giữ cho răng liên tục dịch chuyển. Loại dây cung này thường gây ra các cơn đau nhức khi mới đeo niềng cũng như là sau mỗi lần tái khám điều chỉnh niềng. Ngày nay, trong giai đoạn đầu, bác sĩ thường chủ yếu dùng dây cung bằng nickel titanium (Niti), rồi gần về cuối mới thay sang dây cung bằng thép không gỉ. Dây cung Niti tác động lực nhẹ nhàng hơn nên ít gây đau nhức hơn nhưng vẫn có thể nắn chỉnh răng một cách hiệu quả. Ngoài ra, mức độ khó chịu khi niềng răng còn tùy thuộc vào ngưỡng chịu đau của mỗi người nữa. Có thể ngưỡng chịu đau của bạn cao hơn người khác và vì vẫn đang trong giai đoạn đầu dùng dây cung Niti nên bạn không cảm thấy đau. Đây là điều bình thường chứ không phải là do niềng răng không hiệu quả.


Có thể dùng niềng răng trong suốt Invisalign sau khi niềng răng truyền thống không?

Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?

6 năm trước 4 trả lời 3105 lượt xem

Tôi trồng 3 răng giả, tôi có thể niềng răng hay dùng hàm duy trì không?

Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?

6 năm trước 3 trả lời 2338 lượt xem

Có thể khắc phục được tình trạng răng chen chúc xô lệch mà không cần nhổ răng không?

*
*
*
*

Tôi 23 tuổi và đang cân nhắc đến việc niềng răng để khắc phục tình trạng răng mọc khấp khểnh. Tôi đã đến gặp hai bác sĩ nha khoa thẩm mỹ và họ đều nói là cần phải nhổ răng nhưng tôi lại không muốn vậy. Hàm dưới của tôi gần như hoàn hảo nhưng tôi có tật nghiến răng vào ban đêm. Vậy tôi muốn hỏi là có thật sự cần phải nhổ răng hay không?

6 năm trước 7 trả lời 2337 lượt xem

Hàm duy trì có thể dịch chuyển lại răng sau khi tháo niềng răng 6 tháng không?

*
*
*

Tôi đã tháo niềng 6 tháng trước. Kể từ đó tôi không dùng hàm duy trì nên răng bị xô lệch. Nếu như bây giờ tôi dùng hàm duy trì thì liệu răng tôi có thẳng trở lại không?

6 năm trước 7 trả lời 11723 lượt xem

Có thể dùng hàm duy trì thay cho niềng răng không?

Liệu có thể chỉ sử dụng hàm duy trì thay thế cho niềng răng để điều chỉnh răng xô lệch không?

6 năm trước 8 trả lời 2690 lượt xem
*

40 tuổi còn có thể niềng răng không?

Khi nói đến việc niềng răng trong suốt Invisalign thì tuổi tác bao nhiêu cũng không thành vấn đề vì không có giới hạn tuổi đối với người dùng.


*

Niềng invisalign có xứng đáng với chi phí bỏ ra không?

Nếu bạn đang mơ về một hàm thẳng hơn nhưng vẫn còn e ngại về vấn đề chi phí điều trị thì bạn sẽ ngạc nhiên khi biết được chi phí của niềng trong suốt Invisalign.


*

Răng khấp khểnh: không chỉ là vấn đề thẩm mỹ

Nhiều người không biết rằng hàm răng khấp khểnh không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài của một người mà còn có những tác động tiêu cực đến sức khỏe nữa.


*

Niềng răng không chỉ tác động đến nụ cười của trẻ

Bên cạnh một nụ cười đẹp, việc niềng răng cho trẻ nhỏ sẽ đem lại những lợi ích mà bạn chưa hề nghĩ đến ví dụ như kết quả ổn định hơn, cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể và tăngsự tự tin cho trẻ.


Niềng răng có đau không?

Dù trẻ hay già, nam hay nữ nhưng một khi đã nghĩ đến việc niềng răng thì chắc chắn đều có một thắc mắc là “Niềng răng có đau không?”.