Khám Răng Đau - Đau Răng Và Nhiễm Trùng
1. Nướu bị đỏ, viêm hoặc chảy máu
Nguyên nhân phổ biến nhất của chảy máu nướu răng là bệnh nướu răng.
Bạn đang xem: Khám răng đau
Ngoài ra, một số bệnh có thể có biểu hiện ban đầu là chảy máu nướu răng như bệnh tiểu đường, bệnh bạch cầu và các bệnh ung thư.
Nếu nướu bị tụt lại và lộ nhiều răng hơn, đó là dấu hiệu của giai đoạn nặng hơn của bệnh nướu răng. Nếu không được kiểm soát, bệnh nướu răng cũng khiến người bệnh có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác.
Nếu không được điều trị, viêm nướu có thể dẫn đến răng lung lay, đau nhức và cuối cùng là rụng răng.
Ngoài ra, Viện Y tế Quốc gia Mỹ báo cáo rằng chứng loãng xương thường gặp ở người lớn tuổi, cũng có thể khiến răng bị lung lay do xương hàm yếu đi.
Nếu không điều trị sớm, răng bị nứt sẽ gây đau, ê buốt, tạo đường cho vi khuẩn xâm nhập vào răng dẫn đến nhiễm trùng, theoReader’s Digest Canada.
Uchenna Akosa, Giám đốc Hiệp hội Nha khoa Đại học Y tế Rutgers ở New Brunswick, New Jersey (Mỹ), cho biết: việc tụ mủ ở một chỗ trong miệng có thể là áp xe răng hoặc nướu và cần được giải quyết ngay lập tức. Đó là một dấu hiệu của nhiễm trùng răng và nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, theoReader’s Digest Canada.
Vùng quanh hàm bị sưng có thể là dấu hiệu của răng bị nhiễm trùng hoặc một dạng phát triển như u nang hoặc thậm chí là một khối u.
Khó mở hoặc đóng hàm có thể là dấu hiệu của rối loạn khớp thái dương hàm.
Nếu vết loét không khỏi trong vòng 7 đến 14 ngày, hãy đi khám ngay lập tức để khám răng miệng và tầm soát ung thư.
Ngoài ra, bất kỳ vết sưng lạ nào hoặc thậm chí thay đổi màu sắc trong miệng kéo dài hơn một tuần cũng cần được kiểm tra ngay lập tức.
Vệ sinh răng miệng kém có thể dẫn đến chết người
Những nguy cơ tiềm ẩn về răng miệng thực sự có thể đe dọa toàn bộ cơ thể. Vì vậy, cần phải thực hiện vệ sinh răng miệng tốt và khám răng thường xuyên để tránh nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe tổng thể.Vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng, gây nên các vấn đề về răng miệng nói chung và dẫn đến tình trạng đau răng. Để giải quyết triệt để tình trạng này, việc xác định nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa triệu chứng đau răng rất cần thiết. BS.CKI Nguyễn Thị Châu Bản, khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ thông tin đến độc giả qua bài viết sau.
Đau răng là gì?
Đau răng (nhức răng) là tình trạng bề mặt hoặc bên trong răng bị đau hoặc nhức buốt. Đây là vấn đề khá phổ biến và thường xuất hiện khi răng miệng không được vệ sinh tốt hoặc sức khỏe răng miệng kém.
Nếu để tình trạng này diễn biến trong thời gian dài, sức khỏe răng miệng sẽ ngày càng đi xuống và dẫn đến nhiều biến chứng cũng như để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm, vì vậy cần có sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân đau răng là gì?
Thông thường, vệ sinh răng miệng kém dễ dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây đau răng:
1. Sâu răng
Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau răng. Sâu răng bắt đầu khi vi khuẩn trong miệng tạo ra axit tấn công bề mặt răng (hay men răng), tạo thành một lỗ nhỏ trên răng gọi là sâu răng. Sâu răng không được điều trị sẽ gây đau, nhiễm trùng và thậm chí rụng răng. (1)
Ai cũng có thể bị sâu răng, từ người già cho đến trẻ em. Tuy nhiên, trẻ nhỏ có nguy cơ bị sâu răng sớm, hay còn được gọi là sâu răng do bú bình. Tình trạng sâu răng nghiêm trọng này bắt đầu ở răng cửa của bé và có khả năng ảnh hưởng đến những răng lân cận. Ở người lớn tuổi, tình trạng tụt nướu khá phổ biến tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng trong miệng tiếp xúc với chân răng, có thể bị sâu bề mặt chân răng.
Khi vi khuẩn gây sâu răng tiếp xúc với đường và tinh bột từ thực phẩm và đồ uống, chúng sẽ tạo thành axit. Axit này có thể tấn công men răng, khiến răng mất khoáng chất. Khi răng tiếp xúc nhiều lần với axit, chẳng hạn như khi bạn thường xuyên ăn thức ăn hoặc uống nhiều đường và tinh bột, men răng sẽ tiếp tục mất khoáng chất, làm răng xuất hiện đốm trắng, đây là dấu hiệu của sự phân rã sớm.
Quá trình sâu răng có thể được ngăn chặn hoặc tự sửa chữa vào thời điểm này. Men răng có thể tự sửa chữa bằng cách sử dụng khoáng chất từ nước bọt và fluoride từ kem đánh răng, hoặc thông qua việc nha sĩ hoặc chuyên gia vệ sinh răng miệng sử dụng fluoride. Nếu nhiều khoáng chất bị mất đi hơn mức có thể phục hồi, men răng sẽ yếu đi và cuối cùng bị phá vỡ, hình thành sâu răng.
Ăn thực phẩm chứa nhiều đường và vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân dẫn đến sâu răng2. Răng ê buốt
Răng ê buốt xảy ra khi ăn hoặc uống đồ ăn quá nóng hoặc lạnh, hoặc khi răng chịu tác động vật lý, như khi đánh răng hoặc đồ quá cứng. Nếu mức độ nhạy cảm nhẹ, bạn có thể sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm để giảm thiểu tình trạng này.
3. Răng nứt vỡ hoặc miếng trám răng bị vỡ
Nếu răng bị hư hại như sứt, mẻ hoặc từng trám răng, răng sẽ dễ đau, ê buốt hoặc khó chịu hơn. Vì vậy, cần khắc phục tình trạng răng hư tổn để phòng ngừa khả năng nhiễm trùng răng hoặc các vấn đề nha khoa khác. Cẩn thận khi vệ sinh răng bị tổn thương và tránh để răng tiếp xúc với thức ăn quá cứng, và đi khám bác sĩ nha khoa ngay để được hỗ trợ kịp thời. (2)
4. Nhiễm khuẩn (Áp xe răng)
Vi khuẩn tích tụ làm xuất hiện các tình trạng như viêm nướu, sâu răng hoặc răng bị hư tổn hoặc áp xe răng. Bác sĩ nha khoa sẽ điều trị bằng thuốc khử trùng, thuốc kháng sinh, hoặc tư vấn người bệnh điều trị tủy răng trong trường hợp nhiễm trùng nặng.
5. Răng mọc kẹt – mọc lệch
Tình trạng răng mọc hoặc nhú 1 phần khỏi nướu cũng gây đau nhức khó chịu, tình trạng này thường xảy ra khi trẻ em mọc răng sữa và người lớn mọc răng khôn. (3)
Răng khôn là răng mọc cuối cùng ở người trưởng thành, một vài người sẽ không có đủ chỗ để răng khôn phát triển hoàn toàn, dẫn đến việc răng khôn mắc kẹt giữa nướu và xương hàm. Cùng có tình trạng răng khôn mọc ở vị trí khó tiếp cận, dẫn đến việc khó vệ sinh, tạo ra các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như: nhiễm trùng nướu, đau răng khôn, sâu răng,…
Răng khôn mọc lệch chèn ép vào răng và dây thần kinh xung quanh làm người bệnh đau nhức6. Bệnh nha chu
Viêm nha chu là một dạng bệnh nướu răng nghiêm trọng do vi khuẩn tấn công gây viêm các mô mềm xung quanh răng. Nếu không được điều trị, vi khuẩn sẽ xâm lấn, làm tiêu xương nâng đỡ răng, dẫn đến lung lay và rụng răng.
7. Nghiến răng hoặc nhai liên tục
Thói quen nghiến răng trong khi ngủ hoặc nhai liên tục có thể bào mòn men răng, dễ dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm, ê buốt hoặc đau nhức răng. Nghiến răng có thể làm hỏng răng, làm mòn men răng và gây tụt lợi hoặc ngứa nướu do ma sát liên tục. Người lớn thường nghiến răng do căng thẳng hoặc phản xạ trong khi ngủ. Trong khi đó, tình trạng nghiến răng ở trẻ phổ biến hơn do răng mọc lệch, đau tai hoặc mọc răng. Trong những trường hợp nặng, nghiến răng sẽ gây đau, đỏ và ngứa nướu do kích ứng và thay đổi cấu trúc răng.
8. Các nguyên nhân khác
Khi sức khỏe tổng thể gặp vấn đề cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau răng:
Cơn đau do nhiễm trùng xoang, đau nửa đầu hoặc cơn đau do các vấn đề sức khỏe khác.Nhiễm virus, ví dụ điển hình là bệnh zona thần kinh.Cơ thể thiếu hụt vitamin.Lạm dụng thuốc hoặc đồ uống có cồn như bia, rượu.Bệnh tiểu đường, hoặc các loại bệnh khác có ảnh hưởng tới dây thần kinh.Đau răng kéo dài có thể gây hậu quả nào?
Đau răng kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể là nguyên nhân dẫn đến sâu răng, và khi để vết sâu răng phát triển ngày một lớn hơn thì cùng với nó cơn đau nhức cũng sẽ ngày càng dữ dội hơn.
Tuy sâu răng có tốc độ phát triển chậm, nhưng tình trạng này có thể kéo dài liên tục trong vài năm. Với người bị sâu răng giai đoạn đầu sẽ không có cảm giác đau nhức nhiều, vì vậy nhiều người thường chủ quan, không đi hoặc trì hoãn việc đi khám và điều trị, khiến cho sâu răng diễn tiến ngày càng nghiêm trọng. Cho đến khi tình trạng sâu răng bắt đầu lan rộng thì cơn đau cũng ngày một dữ dội hơn. Có nhiều trường hợp sâu răng nghiêm trọng tới mức người bệnh không thể ăn uống.
Đau nhức răng trong thời gian dài còn có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm khác như: áp xe răng, nhiễm trùng, viêm quanh chân răng, bệnh nha chu,… và lây lan sang các răng lân cận. Vì vậy, nếu bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đau nhức răng miệng, người bệnh nên đến bệnh viện để bác sĩ có những biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gặp phải các biến chứng như trên.
Xem thêm: Niềng Răng Xong Có Phải Đeo Hàm Duy Trì Không, Có Phải Đeo Hàm Duy Trì Cả Đời Không
Khi răng bị đau nhức, bạn nên đến bác sĩ khám để được điều trị kịp thời và phòng tránh các biến chứng nguy hiểmBị nhức răng nên làm gì?
Dưới đây là một số cách trị đau răng có thể áp dụng tạm thời tại nhà. Tuy nhiên, khi bị nhức răng trong thời gian dài, bạn nên tìm đến bác sĩ để được điều trị kịp thời nếu sức khỏe răng miệng gặp vấn đề, tránh trì hoãn, bệnh sẽ càng thêm nặng.
1. Chườm lạnh
Chườm lạnh hoặc chườm đá có thể giúp giảm đau răng, đặc biệt nếu đau răng do chấn thương hoặc sưng nướu. Việc chườm lạnh sẽ làm co mạch máu, làm chậm quá trình lưu thông máu đến vùng bị ảnh hưởng. Điều này giúp làm tê cơn đau và giảm sưng và viêm. Bạn có thể đặt túi nước đá đông lạnh vào phần da bên ngoài má phía trên chiếc răng đau trong vài phút mỗi lần.
2. Súc miệng với nước muối
Súc miệng bằng nước muối ấm giúp làm lỏng các mảnh vụn còn sót lại trong sâu răng hoặc giữa các răng, đồng thời làm giảm sưng tấy, tăng cường khả năng lành thương và giảm đau họng. Có thể súc miệng bằng nước muối bằng cách hòa 1 ly cà phê muối vào một cốc nước ấm và súc miệng trong khoảng 30 giây trước khi nhổ sẽ giúp sát khuẩn khoang miệng vá tránh được các vấn đề có khả năng phát sinh.
3. Dùng thuốc giảm đau răng
Thuốc không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen và ibuprofen có thể giúp giảm đau tạm thời khi bị đau răng. Lưu ý trẻ em dưới 16 tuổi không nên sử dụng aspirin.
4. Giảm đau răng tại nhà bằng một số thảo dược thiên nhiên
Có thể sử dụng trà bạc hà, cỏ xạ hương, hay lô hội để giảm bớt tình trạng đau hoặc ê buốt răng.
Đau nhức răng: Khi nào cần khám bác sĩ?
Đau răng được nhiều người coi là triệu chứng thường gặp với nhiều nguyên nhân khác nhau nên hầu hết mọi người đều tự điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn. Những người khác tìm kiếm các biện pháp và kỹ thuật dân gian để giảm đau và tăng tốc độ hồi phục.
Tuy nhiên, các phương pháp điều trị đau răng chỉ có thể giúp giảm đau tạm thời và bệnh nhân vẫn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và được điều trị triệt để. Không nên kéo dài thời gian này vì sâu răng có thể trở nên trầm trọng, gây đau đớn nhiều và khó điều trị hơn.
Khi xuất hiện các triệu chứng sau, bạn nên đi khám bác sĩ hoặc theo dõi để tìm ra nguyên nhân chính xác gây đau răng để có thể điều trị triệt để.
Thời gian đau răng kéo dài hơn 2 – 4 tuần.Răng đau dữ dội, cấu trúc khuôn mặt bị biến dạng, răng hoặc nướu sưng tấy, nhiều mủ.Sâu răng hoặc đau răng có tiền sử sâu răng chưa được điều trị.BS.CKI Nguyễn Thị Châu Bản, khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM đang thăm khám cho người bệnhChẩn đoán triệu chứng đau nhức răng
Đầu tiên bác sĩ sẽ thu thập thông tin tiền sử bệnh để xác định vị trí, cũng như thời gian cơn đau diễn ra và liệu nó có liên tục hay chỉ xuất hiện sau khi bị các yếu tố khác kích thích như đồ ăn hoặc thức uống nóng, lạnh, ngọt, cử động hàm nhiều như nhai và đánh răng. Cũng cần lưu ý chấn thương hoặc điều trị nha khoa.
Các triệu chứng biến chứng, bao gồm đau mặt, sưng tấy hoặc cả hai (áp xe răng, viêm xoang); đau dưới lưỡi, khó nuốt và lưỡi nhô ra (nhiễm trùng khoang dưới hàm); đau khi cúi về phía trước (viêm xoang); và đau đầu sau hốc mắt, sốt và các triệu chứng về thị lực (huyết khối xoang hang).
Sau đó bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng thể chất. Kiểm tra khuôn mặt xem có sưng tấy không và xem khoang miệng có phần nào sưng tấy và đau hay không, để phát hiện nếu người bệnh bị nhiễm trùng khoang sâu.
Kế đến bác sĩ sẽ khám răng miệng bao gồm kiểm tra tình trạng viêm nướu và sâu răng cũng như bất kỳ vết sưng cục bộ nào ở chân răng có thể là biểu hiện của áp xe chóp nhọn. Bác sĩ có thể sử dụng que đè lưỡi tiệt trùng để gõ nhẹ vào răng đau để xem mức độ đau của răng. Ở những răng khỏe mạnh, cơn đau gần như chấm dứt ngay lập tức. Cơn đau kéo dài cho thấy tổn thương tủy (ví dụ, viêm tủy không hồi phục). Bác sĩ sẽ khám thần kinh nếu người bệnh có biểu hiện như sốt, nhức đầu hoặc sưng mặt.
Khi người bệnh có những dấu hiệu đặc biệt như sau:
Đau đầu.Sốt.Sưng hoặc đau miệng.Có biểu hiện cho thấy dây thần kinh bị tổn thương hoặc đang hoạt động bất thường.Dấu hiệu cảnh báo đau đầu gợi ý viêm xoang, đặc biệt nếu nhiều răng hàm trên và răng tiền hàm (răng sau) bị đau. Tuy nhiên các triệu chứng bất thường về thị lực hoặc đồng tử, cũng như cách mắt hoạt động sẽ là căn cứ tiền đề để bác sĩ chẩn đoán bệnh huyết khối xoang hang.
Đau 2 bên và sưng sàn miệng có thể là triệu chứng của cơn đau thắt ngực Ludwig. Khó mở miệng có thể do bệnh nhiễm trùng răng, phổ biến nhất là viêm nha chu.
Tình trạng răng miệng khác: các dấu hiệu lâm sàng, ví dụ như cơn đau liên tục hay chỉ đau khi bị kích thích. Nếu cơn đau chỉ xảy ra khi bị kích thích thì cơn đau có còn kéo dài sau khi loại bỏ kích thích hay không có thể báo hiệu các vấn đề răng miệng khác. Để xác định chúng có để lại hậu quả nghiêm trọng cho răng không thì cần đi khám bác sĩ để được hỗ trợ y tế kịp thời.
Sưng ở chân răng hoặc trên má là dấu hiệu của nhiễm trùng, viêm mô tế bào hoặc áp xe răng. Các trường hợp hiếm hoi nghi ngờ huyết khối xoang hang hoặc đau thắt ngực Ludwig sẽ được bác sĩ cân nhắc chụp CT hoặc MRI để chẩn đoán hình ảnh.
Phương pháp điều trị đau răng tại nha khoa
Càng khám răng sớm bao nhiêu, tỷ lệ răng được chữa khỏi hoàn toàn càng tăng bấy nhiêu. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và sức khỏe của người bệnh. Một số phương pháp điều trị sâu răng phổ biến hiện nay bao gồm:
Sử dụng Florua để điều trị ở giai đoạn đầu: nếu sâu răng được phát hiện sớm có thể được điều trị hoàn toàn bằng florua. Tại thời điểm này, việc điều trị có thể giúp phục hồi men răng và đảo ngược tiến trình ở giai đoạn đầu. Ngoài ra, các phương pháp điều trị fluoride như sử dụng nước máy, kem đánh răng hoặc nước súc miệng cũng có hiệu quả.Trám răng: là phương pháp điều trị nhanh chóng và dễ dàng cho các trường hợp sâu răng hiện nay. Trám răng thẩm mỹ không chỉ phục hồi hình dáng, đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn phục hồi chức năng ăn nhai, ngăn nguy cơ sâu răng quay trở lại. Tùy vào tình trạng răng mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp trám răng phù hợp cho bệnh nhân. Hiện có rất nhiều phương pháp trám răng như trám răng composite, trám răng sứ,…Bọc răng sứ: nếu răng bị sâu nặng, hoặc răng quá yếu và không còn nhiều răng tự nhiên, bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ để bảo tồn răng tự nhiên. Lúc này, bọc răng sứ là giải pháp tối ưu hơn trám răng, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ cao hơn và độ bền lâu hơn.Nhổ răng: nếu sâu răng lan tới tủy, bác sĩ sẽ buộc phải nhổ răng. Lúc này cần phục hình răng nhanh chóng bằng các phương pháp như hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ hay cấy ghép implant. Nếu điều kiện cho phép, bạn có thể chọn phương án cấy ghép.Nói chung, để tránh cơn đau do sâu răng tiếp diễn, bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa Răng Hàm Mặt càng sớm càng tốt.
Chăm sóc răng miệng khi đang bị nhức răng như thế nào?
Đau răng hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu bạn chăm sóc răng miệng tốt. Dưới đây là một số bước để ngăn đau răng, bao gồm:
Đánh răng ngay sau khi ăn hoặc uống, và nhớ đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau mỗi bữa ăn.Súc miệng cũng là cách bảo vệ răng như đánh răng.Thăm khám nha sĩ thường xuyên để phát hiện sớm bệnh răng miệng (nếu có).Sử dụng những thực phẩm không hại răng nhưng vẫn cần tránh để thức ăn dính vào các rãnh và kẽ răng trong thời gian dài. Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như trái cây và rau quả tươi, giúp tăng lượng nước bọt và loại bỏ một phần các mảnh vụn thức ăn bị dính trong kẽ răng.Bổ sung những thực phẩm tốt cho răng.Đánh răng giúp ngăn ngừa mảng bám và vi khuẩn ăn mòn men răng, giúp răng chắc khỏeLàm sao để phòng ngừa đau nhức răng?
Cách tốt nhất để ngăn ngừa đau nhức răng là tập thói quen chăm sóc răng miệng thật tốt. Hãy bắt đầu thói quen này khi còn trẻ và kiên trì thực hiện sẽ giúp sức khỏe răng miệng luôn được duy trì ở trạng thái tốt nhất.
1. Luôn chú ý trong việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày
Nên đánh răng ít nhất 2 lần một ngày, vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Đồng thời sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày. Dùng chỉ nha khoa trước khi chải răng giúp làm sạch các mảnh thức ăn còn sót lại và vi khuẩn. Chăm sóc răng miệng thường xuyên giúp răng và nướu sạch sẽ và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu.
2. Lấy cao răng và thăm khám nha khoa định kỳ
Nên gặp nha sĩ thường xuyên để lấy cao răng, thường 6 – 12 tháng một lần. Nếu bạn có các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm nha chu, chẳng hạn như bị khô miệng, dùng một số loại thuốc hoặc hút thuốc, bạn sẽ cần chăm sóc răng miệng kỹ càng hơn. Bạn cần gặp bác sĩ răng hàm mặt định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng.
Khi gặp tình trạng đau nhức răng miệng, bạn có thể đến khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được tư vấn và hỗ trợ y khoa kịp thời. Với không gian điều trị chuẩn nha khoa, kết hợp cùng các thiết bị tân tiến, đây là nơi khám chữa bệnh uy tín được nhiều người tin tưởng lựa chọn để chăm sóc sức khỏe răng miệng.